top of page

Công nghệ - kỹ thuật môi trường

  • Sau đây là một số công nghệ xử lý nước và nước thải đã được ECO áp dụng thành công cho nhiều dự án xử lý nước - nước thải quy mô lớn nhỏ.

  • Tuy nhiên, tính chất nước thải vốn đặc thù cho từng ngành công nghiệp và bị chi phối bởi nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác.

  • Do đó, để lựa chọn giải pháp phù hợp với nhu cầu và loại nước thải của quý công ty, vui lòng liên hệ trực tiếp với ECO để được khảo sát và tư vấn chi tiết.

Công nghệ xử lý bậc cao

Hệ thống lọc liên tục​

Nước thải đi qua lớp vật liệu lọc có kích thước trung bình lớn (0.7÷0.8mm) với vận tốc rất cao, cặn bẩn sẽ được giữ lại trên bề mặt vật liệu lọc

Áp dụng: Loại bỏ các cặn lơ lửng còn lại trong nước sau quá trình lắng

Ưu điểm:         

  • Có khả năng làm việc tốt với nguồn nước có lượng cặn cao (< 300mg/l)   

  • Quá trình lọc và rửa lọc tiến hành đồng thời và liên tục, do đó không phải dừng hệ thống để rửa lọc 

  • Hiệu quả xử lý cao, chất lượng nước sau xử lý luôn ổn định         

  • Dễ vận hành          

  • Tiêu hao năng lượng ít, chi phí vận hành, bảo dưỡng thấp



Hệ thống lọc áp lực

Nước thải đi qua lớp vật liệu lọc có kích thước trung bình lớn (0.7÷0.8mm) với vận tốc cao trong thiết bị kín, cặn bẩn sẽ được giữ lại trên bề mặt vật liệu lọc.

Ưu điểm:         

  • Vận tốc lọc cao nên kích thước nhỏ, gọn       

  • Nước sau lọc còn dư áp nên không cần bơm cấp đi.         

  • Nước có áp lực nên không xảy ra hiện tượng chân không trong lớp lọc



Hệ thống vi lọc micron

Ứng dụng quá trình lọc qua các khe lọc có kích thước micro, các chất rắn và một số chất hữu có kích thước lớn hơn khe lọc sẽ được giữ lại trên bề mặt khe lọc.

Áp dụng: Loại bỏ chất rắn và một số chất hữu cơ có kích thước nhỏ cỡ micro

​Hệ thống lọc màng nano

Ứng dụng quá trình tách pha giữa phân tử nước và các phân tử còn lại dựa vào quá trình khuếch tán phân tử dưới áp lực làm việc cao, các chất bẩn hòa tan trong nước thải được giữ lại trên màng và cho nước ngấm qua màng.

Áp dụng:  Xử lý độ màu và COD còn lại trong nước thải

Ưu điểm:       

  • Hiệu quả xử lý màu cao       

  • Loại bỏ triệt dể COD còn lại trong nước thải

Công nghệ xử lý hóa lý

Quá trình keo tụ và tạo bông​

Nước thải được trộn đều với hóa chất keo tụ bởi thiết bị khuấy trộn và bông cặn sẽ hình thành và gia tăng kích thước khi qua quá trình tạo bông. Bông cặn hình thành sẽ được loại bỏ dễ dàng bằng cơ chế lắng trọng lực hoặc tuyển nổi.

Áp dụng:       

  • Khử màu, giảm hàm lượng cặn lơ lửng và cặn nhỏ ở dạng keo trong nước thải.       

  • Khử Phốt pho trong nước thải với hiệu quả cao     

  • Có thể dùng trước hoặc sau xử lý sinh học.



​​Công nghệ tuyển nổi siêu nông (Super Shallow Air Floating Purifier)​

Là sự cải tiến, đột phá so với công nghệ tuyển nổi truyền thống

Áp dụng: Loại bỏ dầu mỡ, cặn lơ lửng và nén bùn sinh học.

Ưu điểm:     

  • Hiệu quả khử SS cao ( hss = 90 ~ 95% )       

  • Thể tích nhỏ gọn         

  • Chi phí vận hành thấp, giảm lượng hóa chất sử dụng       

  • Lượng khí sử dụng ít       

  • Thời gian lưu nước thấp       

  • Kích thước vi bọt khí cung cấp nhỏ 

Công nghệ xử lý sinh học - Quá trình xử lý kị khí

Quá trình xử lý sinh học kị khí dòng chảy ngược qua lớp bùn (UASB – Upflow Anaerobic Sludge Blanket)

Bể UASB ứng dụng quá trình sinh trưởng lơ lửng của vi sinh vật trong môi trường hoàn toàn không có oxy.

Nước thải được phân phối từ dưới đáy qua hệ thống phân phối, khi qua đệm bùn kị khí (bùn hạt), chất hữu cơ sẽ bị phân hủy bởi các vi sinh vật kị khí thành nước và khí biogas.



Quá trình phân hủy kị khí xáo trộn hoàn toàn

Bể phân hủy kị khí xáo trộn hoàn toàn là bể được xáo trộn liên tục nhờ vào hệ thống khuấy cơ khí (máy khuấy chìm) để tạo môi trường tiếp xúc tốt nhất giữa dòng thải với đệm bùn kị khí để thực hiện quá trình phân hủy chất hữu cơ tạo thành nước và khí biogas.



​Lọc kị khí (AF – Anaerobic Filter)

Ứng dụng quá trình sinh trưởng bám dính của vi sinh vật kị khí. Bể chứa đầy các vật liệu rắn trơ (vòng nhựa tổng hợp, tấm nhựa, vòng sứ,…) là giá thể cố định cho vi sinh vật kị khí sống bám dính trên bề mặt.



​Quá trình xử lý sinh học lai hợp UASB/AF

Kết hợp giữa bể xử lý sinh học kỵ khí UASB và bể lọc kỵ khí AF. Trong bể kỵ khí lai hợp UASB/AF nước thải được phân bố đều từ dưới đáy và đi ngược lên xuyên qua lớp bùn hoạt tính kỵ khí lơ lửng, sau đó nước thải tiếp tục xuyên qua lớp giá thể vi sinh ở phía trên tiếp tục xử lý, chuyển hóa các chất hữu cơ trong nước thải bằng các vi sinh vật kỵ khí dính bám.

Áp dụng:   Xử lý nước thải có hàm lượng BOD, COD cao và có khả năng xử lý chất hữu cơ khó phân hủy sinh học

Ưu điểm:

  • Có khả năng chịu tải trọng hữu cơ lớn, tiết kiệm diện tích

  • Lượng bùn sinh ra ít

  • Có thể thu hồi và tái sử dụng năng lượng từ biogas

  • Chi phí đầu tư và chi phí vận hành thấp

Công nghệ xử lý sinh học - Quá trình xử lý thiếu khí

Bể Anoxic

Ứng dụng quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong điều kiện thiếu khí để phân hủy và chuyển hóa các liên kết nitơ có trong nước thải bằng quá trình nitrat hóa và khử nitrat hóa

Áp dụng:   Xử lý nước thải có nồng độ nitơ cao​

Ưu điểm:

  • Hoạt động đơn giản

  • Hiệu quả xử lý Nitơ cao​

Công nghệ xử lý sinh học - Quá trình xử lý hiếu khí

Bể phản ứng sinh học hiếu khí – Aerotank​

Ứng dụng quá trình sinh trưởng của vi sinh vật hiếu khí, vi sinh vật hiếu khí thực hiện quá trình phân hủy các chất hữu cơ, chuyển hóa chúng thành CO2, H2O, các sản phẩm vô cơ và các tế bào sinh vật mới.

Áp dụng:    Xử lý nước thải ô nhiễm chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, có tải lượng ổn định

Ưu điểm:

  • Hệ thống vận hành ổn định, hiệu suất xử lý tốt

  • Vận hành đơn giản



​Bể xử lý sinh học hiếu khí dạng mẻ - SBR (Squencing Biological Reactor)

Bể SBR áp dụng chuỗi các quá trình xử lý sinh học liên tiếp: xử lý sinh học thiếu khí – xử lý sinh học hiếu khí – lắng.

Áp dụng:

  • Xử lý nước thải ô nhiễm chất hữu cơ BOD, COD, Nitơ, phốt pho với nồng độ Nitơ đầu vào không quá cao (<100mg/l)

  • Áp dụng cho nước thải có sự dao động về nồng độ và lưu lượng

Ưu điểm:

  • Tích hợp quá trình xử lý và lắng trong cùng một bể → giảm diện tích sử dụng.

  • Tiết kiệm chi phí đầu tư, chi phí vận hành, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị. 

  • Có khả năng xử lý Nitơ, phốt pho với hiệu quả cao.

  • Chế độ hoạt động linh động, có thể thay đổi theo công suất và chất lượng nước thải đầu vào



Bể phản ứng sinh học hiếu khí với giá thể di động – MBBR

Ứng dụng quá trình phân hủy chất hữu cơ hòa tan trong nước thải bằng vi sinh vật dính bám. Vi sinh vật xử lý phát triển trên giá thể di động tạo thành màng vi sinh. Màng vi sinh có mật độ vi sinh vật cao sẽ sử dụng chất hữu cơ hòa tan trong nước thải như nguồn năng lượng để sống và phát triển, nhờ đó, các chất hữu cơ sẽ được chuyển hóa thành CO2 và H2O.

Áp dụng:

  • Xử lý nước thải ô nhiễm chất hữu cơ BOD, COD, và ô nhiễm Nitơ nhẹ

  • Áp dụng cho các dự án có diện tích sử dụng bị giới hạn

Ưu điểm:

  • Hiệu quả xử lý BOD/COD của nước thải rất cao (n >95%), có khả năng xử lý nitơ, photpho.

  • Có khả năng chống tắc nghẹt thường gặp phải đối với công nghệ vi sinh bám dính.

  • Lượng bùn ra rất ít nên tiết kiệm được chi phí xử lý bùn, chi phí vận hành thấp+ Có thể đáp ứng được vấn đề vượt tải đến 30% đối với nước thải đầu vào mà không phải tăng dung tích xử lý bằng cách gia tăng lượng giá thể di động.

  • Vận hành đơn giản, không yêu cầu bảo trì định kỳ đối với giá thể vi sinh

  • Chi phí đầu tư xây dựng thấp

Please reload

bottom of page